Latest news

Dã quỳ phủ vàng sườn đồi ngoại thành Đà Lạt

Góc báo chí • 23 Tháng 12, 2020

Dã quỳ phủ vàng sườn đồi ngoại thành Đà Lạt

Đến Đà Lạt để ngắm và để cùng chụp ảnh với dã quỳ, bạn đừng đi vào vùng nội đô nhà cửa chen chúc. Cũng đừng đến những vùng trồng hoa phủ trắng nhà kính, nơi đó không có chỗ cho những loài hoa thôn dã như dã quỳ.
Du lịch giàu trải nghiệm, sáng tạo lên ngôi

Góc báo chí • 29 Tháng 6, 2020

Du lịch giàu trải nghiệm, sáng tạo lên ngôi

Nhiều điểm đến trong nước đẩy mạnh và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng theo hướng tăng trải nghiệm với những mô hình sáng tạo nhằm mục đích thu hút khách hàng nội địa.
12 món đặc sản tuyệt ngon chỉ có ở Đà Lạt

Ẩm thực • 05 Tháng 7, 2018

12 món đặc sản tuyệt ngon chỉ có ở Đà Lạt

Bánh mì xíu mại Bánh mì xíu mại đơn giản là một chén nước dùng trong veo với một ít váng mỡ cho cảm giác béo ngậy, vài cọng hành xanh bắt mắt. Trong không khí se lạnh của tiết trời Đà Lạt, thử qua một chén xíu mại sẽ làm bạn khó quên. Hầu hết xíu mại Đà Lạt được làm từ thịt quết khéo nên có độ dẻo dai vừa đủ, nêm nếm cũng vừa phải nên hương vị nhẹ nhàng. Nước xíu mại là nước dùng ninh từ xương heo quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt nạc viên, thêm một chút hành lá cắt nhuyễn, khiến món ăn trở nên lôi cuốn từ hình thức đến hương vị. Khi dùng xíu mại với bánh mì, thường người ta sẽ cho thêm một chút sa tế để tạo màu và vị cay cay. Thực khách có thể dùng kèm thêm chút giá, ngò hay tép mỡ phi giòn, bỏ vào chén khi còn nóng cho ngấm nước sốt rồi dùng sẽ rất thơm. Nem nướng Đà Lạt Một trong số những món ăn khi đến Đà Lạt nhất định phải thử, và nếu đã thử thì nhất định sẽ tìm đến lần thứ hai, đó là nem nướng. Thông thường, nghe đến nem, người ta nghĩ đến thịt chua, nhưng, với nem Đà Lạt thì không! Nem nướng Đà Lạt được làm từ loại thịt heo chọn lọc kỹ, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cùng hành tỏi, buộc người làm phải đi qua một công đoạn là quết bằng tay để tạo độ dai cho món ăn. Ăn kèm với món nem nướng Đà Lạt gồm bánh tráng chiên giòn, củ quả ngâm chua và nước chấm. Củ quả ngâm chua gồm cà rốt, củ cải trắng, hành tím và dưa leo ngâm dầu giấm, tạo độ chua ngọt nhất định cho món ăn, khiến thực khách không cảm thấy nhàm chán hay ớn ngấy. Đây chính là những thứ tạo nên sự khác biệt cho nem nướng Đà Lạt với những nơi khác. Bánh tráng nướng (“Pizza Việt Nam”) Bánh tráng nướng ở Đà Lạt thơm ngon, hấp dẫn lại có hình thức giống pizza nên được du khách nước ngoài ví như bánh "pizza của người Việt" vậy. Sở dĩ những chiếc bánh tráng nướng được coi là "pizza" của Việt Nam bởi hình thức và các nguyên liệu phủ lên bánh khá giống những chiếc pizza đến từ nước Ý xa xôi. Còn nét khác biệt rõ rệt nhất chính là phần đế bánh. Chiếc "pizza Việt" có phần đế chính là những chiếc bánh tráng giản dị, mỏng tang. Bánh được đặt lên những vỉ than hồng, đỏ rực rồi quết trứng, rắc các nguyên liệu lên. Đó có thể là ruốc, pate, phô mai, pho mát, thậm chí là bơ, hành, thịt các loại... nói chung tất cả các nguyên liệu mà thực khách yêu cầu. Bánh tráng nướng không thể tìm thấy trong các nhà hàng sang trọng, chỉ khi dạo bước quanh Hồ Xuân Hương, hay chịu khó thăm thú các chợ đêm, hẻm nhỏ mới có thể tìm ăn bánh tráng nướng Đà Lạt. Món bánh tráng nướng này cũng chỉ thường được bán sau 3 giờ chiều, khi ấy Đà Lạt lạnh, ẩm thực Đà Lạt cũng mới trở nên hấp dẫn nhất. Canh hoa atiso hầm giò heo Canh hoa atiso hầm giò heo là món ăn nằm trong danh sách top 50 món ăn đặc sản của Việt Nam được Kỷ lục châu Á công nhận năm 2012, là đỉnh cao của sự hội tụ giữa ẩm thực và cảnh sắc ngàn hoa của Đà Lạt, là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình của người dân xứ sở hoa anh đào. Là một đặc sản của riêng Đà Lạt, canh hoa atiso hầm giò heo ăn ở bất cứ nơi nào khác cũng không có hương vị như giữa đất trời nơi đây. Trong các món ăn từ atiso, atisô hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng atisô hay giò heo đã ninh nhừ đều thấy trọn vẹn vị hòa quyện vào nhau của món ăn. Vị béo ngậy, mềm ngập chân răng cùng với cái bùi bổ và mùi thơm hấp dẫn, nước ngọt rất tự nhiên kích thích mọi giác quan, khẳng định chất lượng của món ăn quý tộc phương Tây ngày càng phổ biến Không chỉ là món ăn ngon, atisô hầm giò heo còn là loại thuốc bổ. Nó giúp cho người ăn ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan, tăng thêm sức khỏe. Rau Đà Lạt Thành phố Đà Lạt không phải vùng nguyên liệu rau duy nhất của Lâm Đồng nhưng lại thành cái tên được biết đến nhiều nhất. Rau Đà Lạt có chất lượng cao, được bảo đảm bằng sự tin tưởng của khách hàng trong nước và lượng rau xuất khẩu hàng năm. Bất kể món ăn nào từ bún, phở, lẩu… mà có rau Đà Lạt kèm theo là sẽ dễ cảm nhận rõ độ ngọt, giòn mát “ăn đến đâu, biết đến đấy”. Hồng giòn Đà Lạt Trước kia, hồng chỉ thường được để chín, làm mứt hoặc sấy khô nhưng đến những năm gần đây, hồng giòn mới thật đưa thương hiệu hồng Đà Lạt vang xa. Thay vì để quả mọng đỏ, người ta thu hoạch hồng già sớm hơn một chút. Dù là hồng đầu bằng hay hồng trứng lốc đều được lựa kỹ càng, chọn riêng những quả lành lặn. Sau đó, hồng được đem ủ giòn. Hồng giòn – đặc sản Lâm Đồng – ăn lâu chán, cứ miếng ra miếng vào cả ngày mà dễ thành nghiện. Vừa ngon lại có tác dụng chữa bệnh trong đông y nên hồng giòn được du khách ưa thích vừa mua làm quà, vừa để ăn vặt khi thăm thú thành phố ngàn hoa. Trà Bảo Lộc “Kinh đô trà hương” thời Pháp thuộc nay vẫn là một trong những nơi trồng trà ngon nhất nước. Những vườn chè xanh mướt mát trải dài hai bên đường đi không chỉ là phong cảnh đẹp mê lòng người mà còn cho ra thứ nguyên liệu thức uống ngan ngát níu mãi hồn khách đến. Trà hoa sen thanh mát, quen thuộc, trà hoa sói lạ lẫm, thanh tao, trà sâm dứa nồng đượm, trà lài ngào ngạt… mà thứ nào cũng đậm đà vị núi vị sương. Dâu tây Đà Lạt Dâu tây là món quà đặc sản của Đà Lạt sản xuất ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu. Loại quả này có hình dáng đẹp, lại chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh nên được các chị em rất ưa thích.Ghé qua Đà Lạt, vào vườn tự tay chọn dâu thì khó mà kiềm lòng không cầm mấy quả mọng đỏ cứ thế cắn để nghe vị chua chua ngọt ngọt, thơm thơm lan tỏa và thú vị khi thấy hạt dâu lạo xạo rất thực trong khoang miệng. Ngoài ra, mứt dâu tây nước, dâu tây sấy, mứt dâu tây khô, dâu tây sữa… chế biến sẵn cũng là sự lựa chọn quà tặng hoàn hảo sau chuyến đi về núi. Rượu vang Đà Lạt Đà Lạt không chỉ nổi tiếng là thành phố hoa và rau quả, mà còn cả rượu vang. Không lừng danh như rượu vang của Pháp, nhưng rượu vang Đà Lạt là niềm tự hào của người dân xứ sở sương lạnh này. Thức uống thơm ngon bổ dưỡng này được chế tạo từ nhiều làng nghề rượu vang Đà Lạt. Vang là một loại rượu nhẹ được chiết suất từ trái cây tươi, mà phổ biến là nho, mận…, nhưng vang Đà Lạt lại được chế biến từ trái dâu tằm. Cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu làm rượu vang chỉ thích hợp trồng ở vùng khí hậu lạnh. Người Đà Lạt rất thích uống rượu vang, có lẽ là để giữ ấm cho cơ thể khi sống trong vùng đất sương lạnh gần như quanh năm. Dần dần, rượu vang được xem như một trong những đặc sản truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Đà Lạt cũng như là quà được ưa chuộng của những khách đi du lịch Đà Lạt. Mứt hoa quả, trái cây sấy Ai cũng biết Đà Lạt là thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng của Lâm Đồng. Và điều khiến du khách nhớ tới nơi đây không chỉ là cảnh sắc và sự thân thiện của người Đà Lạt mà còn là những thức quà vặt tuyệt hảo – mứt hoa quả ôn đới. Với đặc trưng khí hậu ôn hòa, mát mẻ và trời phú cho cao nguyên đất đai màu mỡ, tươi tốt, Đà Lạt thực sự là thiên đường của những trái cây được coi là hiếm ở một đất nước mà đặc trưng khí hậu là nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Như một lẽ tất nhiên, người dân Đà Lạt đã biết tới nghề trồng cây ăn quả, trồng hoa ôn đới và sản xuất các thứ mứt quả tuyệt vời từ những nông sản tươi ngon, bổ dưỡng đó. Đến Lâm Đồng hay Đà Lạt, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước hàng trăm loại mứt trái cây với nguyên liệu và công thức chế biến truyền thống. Các loại trái cây, rau củ sấy – món ngon Lâm Đồng – là nét đặc sắc khác trong ẩm thực Lâm Đồng. Từng hộp, từng gói ngon lành đủ màu sắc chế biến sẵn với các nguyên liệu ngay tại chỗ như khoai tây, mít, khoai lang… Loại nào cũng giòn tan như snack thượng hạng, vị thanh giản không quá ngọt khiến từ trẻ em đến người già đều thấy phù hợp. Ram bắp Đà Lạt Đặc sản này thì thực khách có thể đã gặp ở Quảng Ngãi nhưng khi đến Đà Lạt thì món này lại có vị khác một chút, rất riêng của Đà Lạt. Ngon miễn chê nếu như ai đó từng nếm thử, có thể nói ăn là ghiền luôn. Ram bắp được chế biến từ bắp tươi được bào nhỏ và ướp với gia vị, hành tím xay, cuốn với bánh tráng và chiên giòn. Ram được cuốn với rau sống Đà Lạt và đồ chua thì khỏi phải chê, chấm cùng nước lèo làm từ đậu phụng xay nhuyễn, đây chính là sự khác biệt với ram bắp ở nơi khác. Bánh ướt lòng gà Quán bánh ướt gà lúc nào cũng đông khách. Cả người địa phương và khách du lịch đều muốn trải nghiệm vị lạ của món ăn khác thường này. Không ăn với chả, nem hay bánh tôm, nem chua như món bánh ướt nhiều nơi khác, món bánh ướt ở Đà Lạt được ăn kèm với thịt gà, lòng gà. Sự kết hợp giữa bánh dẻo, mềm với thịt gà thơm ngọt, lòng gà giòn, khiến cho món ăn trở nên rất ngon và lạ miệng. Nếu có dịp đến thăm thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.
Hang động pha lê lớn nhất thế giới

Du Lịch • 05 Tháng 7, 2018

Hang động pha lê lớn nhất thế giới

Một trong những kiệt tác được hình thành do sự bay hơi cô đặc một lượng muối canxi trong nước, đó là hang động pha lê Naica thuộc núi Naica, Chihuahua của Mexico. Ðây là hang động có pha lê tự nhiên lớn nhất thế giới. Thiên nhiên luôn mang lại những điều kỳ thú cho con người. Những thay đổi về thời tiết, những cơn địa chấn, những tác động của thiên nhiên... qua thời gian dài đã tạo nên những hang động tự nhiên tuyệt vời trên thế giới khiến con người phải kinh ngạc. Một trong những kiệt tác được hình thành do sự bay hơi cô đặc một lượng muối canxi trong nước, đó là hang động pha lê Naica thuộc núi Naica, Chihuahua của Mexico. Ðây là hang động có pha lê tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang Pha lê - Naica - nằm sâu bên trong ngọn núi Naica và nằm sâu cách mặt đất 290m, được một thợ mỏ bạc Naica ở thành phố Chihuahua phát hiện vào năm 1974. Nhưng phải đến năm 2000, khi hai anh em Juan và Pedro Sanchez tiến hành khoan một đường hầm dẫn tới hang thì những cảnh tượng thú vị thực sự mới được mở ra. Hang Pha lê thực sự là một vương quốc của những cột pha lê khổng lồ mọc ra tua tủa từ các vách đá và đáy hang. Các cơn địa chấn xảy ra cách đây khoảng 26 triệu năm đã tạo nên ngọn núi Naica, bao phủ lên nó một lớp thạch cao khan rất dày. Khi magma nguội đi, nhiệt độ hạ xuống, lớp thạch cao bắt đầu phân hủy, hòa vào nguồn nước muối sulfat và canxi. Qua hàng triệu năm, hỗn hợp đó trở thành lớp trầm tích lắng lại trong các động và tạo thành những khối pha lê khổng lồ như ngày nay. Nhà khoa học Paolo Garofalo, Đại học Bologna, Italy, cho biết: “Cách đây 200.000 năm, môi trường trong lòng hang chuyển từ ẩm ướt sang khô ráo. Quá trình đó, sự bay hơi đã cô đặc một lượng muối canxi trong nước, tạo thành các cột pha lê như bây giờ”. Có khoảng 170 khối tinh thể pha lê trong suốt khổng lồ trong hang động. Các khối dài nhất có thể đạt chiều dài hơn 10m. Một số khối ước nặng tới 55 tấn. Các nhà nghiên cứu tin rằng các khối pha lê lớn nhất hang đã được tích tụ từ hơn 500.000 năm trước. Và pha lê trong hang có khả năng đạt kích cỡ khổng lồ như vậy là nhờ sự kết hợp của nhiều điều kiện tự nhiên trong vòng 10.000 năm qua. Trong thời gian này, nhiệt độ của nước vẫn rất ổn định ở mức trên 50 độ C, là điều kiện hoàn hảo bên trong cho phép các vi tinh thể hình thành và phát triển, tạo nên các cột lớn nhỏ khác nhau, bề mặt nhẵn nhụi, phát ánh sáng dạ quang lấp lánh, nhô ra từ các vách đá và đáy hang, xếp chồng ngổn ngang với nhiều kích thước khác nhau, tạo ra một địa hình hiểm trở làm tăng tính mạo hiểm trong khi khám phá địa điểm kỳ thú này. Tuy nhiên, nhiệt độ trong hang thường lên tới gần 58 độ C, với độ ẩm cao khoảng 90-99%. Không khí ở đây có chứa axit và không có ánh sáng tự nhiên... là điều kiện quá khắc nghiệt với con người. Địa thế hiểm trở của hang Pha lê, tiềm ẩn nguy cơ rơi vào hố sâu, hoặc bị đâm vào một tinh thể sắt bén, khiến những người mong muốn khám phá phải e ngại nhưng đó vẫn chưa phải là thách thức lớn nhất. Chính môi trường không khí trong hang mới là điều khiến con người sợ hãi, bởi nhiệt độ cao và khí ẩm gần như 100%, nếu không có các thiết bị bảo vệ hỗ trợ đặc biệt thì có thể bị ngạt thở trong vòng 15 phút. Do vậy, bất cứ ai vào đây đều phải mặc các bộ đồ làm mát chuyên dụng, và chỉ ở tối đa 45 phút. Hiện tại, du khách không được phép vào tham quan tại đây. Tuy nhiên, hang có thể sẽ được mở cửa cho lượng khách giới hạn trong tương lai. Đẹp, lạ và đầy thách thức một cách cuốn hút, với tất cả mọi người, nhưng hang Pha lê đang bị đe dọa biến mất do biến đổi khí hậu. Nếu sự xâm thực của nước vào hang ngày càng tăng, có thể sẽ biến nó trở lại như 2.000 năm trước. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà đoàn làm phim khoa học của BBC tới đây để thực hiện bộ phim “Trái đất đã tạo ra những cây cột pha lê như thế nào” vào tháng 1-2010.
Áp dụng công nghệ trong công ty du lịch

Du Lịch • 06 Tháng 12, 2017

Áp dụng công nghệ trong công ty du lịch

Ngành du lịch Việt Nam đã bước đầu thay đổi từ cách làm và sự nhìn nhận đối với sản phẩm du lịch của mình. Bài viết này tôi chỉ đề cập về khía cạnh công nghệ mà không nói về khía cạnh sản phẩm du lịch mà hầu hết các công ty du lịch đang có là gì?